Số tiền điện hằng tháng của bạn phải thanh toán vì đâu mà có, tiền điện bao gồm những yếu tố gì bên trong? Chắc chắn đã có đôi lúc người tiêu dùng chúng ta tự hỏi rằng tại sao tiền điện có tháng cao, có tháng thấp. Yếu tố duy nhất để chúng ta đoán được phần nào lượng điện năng tiêu thụ của gia đình đó chính là nhờ vào đồng hồ điện.

Và cứ tính theo một phép tính đơn giản đó là:

Tiền điện = Lượng điện năng tiêu thụ x đơn giá điện/kWh.

Thực ra, cách tính tiền điện trên chưa phải là đúng. Bởi vì bản chất điện cũng là một mặt hàng kinh doanh, mà lại là ngành kinh doanh độc quyền do đó giá điện cũng ảnh hưởng đến nhiều yếu tố khác.

1. Công thức tính hóa đơn tiền điện.

Để cho các khách hàng có thể dễ dàng nắm bắt hơn thì bài viết này chỉ giới hạn ở mức điện sinh hoạt (điện phục vụ cho công nghiệp, sản xuất thì sẽ có một mức tính khác). Đối với trường hợp điện sinh hoạt, tiền điện sẽ được tính theo mức bậc thang sử dụng trong gia đình.

Mỗi bậc có một mức giá điện xác định. Công thức để tính điện nhà bạn đã sử dụng tháng vừa qua ở bậc mấy được tính như sau:
Mức bậc thang tính tiền điện = (Mức bậc thang thứ i trong biểu giá)*(Số ngày tính tiền)*(Số hộ dùng chung)/(Số ngày của tháng trước liền kề)
Sau khi đã ra mức bậc thang để tính tiền rồi nhân với giá bán lẻ cộng với thuế VAT là ra số tiền.

Giá bán lẻ điện cho mỗi mức bậc thang được quy định như sau:

Bậc 1 (0 đến 50kWh): 1.484 VND(/kWh)
Bậc 2 (51 đến 100kWh): 1.533 VND (/kWh)
Bậc 3 (101 đến 200 kWh): 1.786 VND (/kWh)
Bậc 4 (201 đến 300 kWh): 2.242 VND (/kWh)
Bậc 5 (301 đến 400 kWh): 2.503 VND (/kWh)
Bậc 6 (401 kWh trở lên): 2.587 VND (/kWh)

Như các bạn đã thấy thì để hạn chế người dân dùng điện thì nếu bạn dùng càng nhiều, giá tiền 1 kWh lại càng cao hơn. Vì thế, hãy cố gắng tiết kiệm điện nhất là trong những ngày nắng nóng bằng những cách như:

  • Nên sử dụng máy điều hòa hoặc tủ lạnh có chế độ tiết kiệm điện.
  • Điều chỉnh máy điều hòa ở nhiệt độ vừa phải khi sử dụng, tầm khoảng 25 độ C cho ban ngày và 27 – 28 độ C cho ban đêm.
  • Tắt hết tất cả món đồ điện không cần thiết khi bạn rời khỏi nhà.
  • Sử dụng năng lượng thay thế như đèn, máy nước nóng năng lượng mặt trời,…

2. Cách tính tiền điện theo KW

Làm sao để biết cách tính tiền điện theo Kw trên đồng hồ số điện hàng tháng?

Cách tính tiền điện theo kw trong 1 tháng theo đồng hồ của khách hàng dùng điện sinh hoạt sẽ được tính theo các mức bậc thang theo công thức tính tiền điện dưới đây:

            Mqi

   Mti = ——- x N (kWh)

              T

Trong đó:

Mti – Mức bậc thang thứ i để tính tiền điện (kWh);

Mqi – Mức bậc thang thứ i quy định trong biểu giá (kWh);

N – Số ngày tính tiền (ngày);

T – Số ngày (theo lịch) của tháng trước liền kề (ngày);

(Kết quả tính toán được làm tròn đến hàng đơn vị).

Bảng giá điện năm 2020

Dưới đây là biểu giá bán điện mới nhất cho khách hàng tham khảo.

Điện 1 pha

Giá bán lẻ điện sinh hoạt Giá
Bậc 1: Cho kWh từ 0-50 1.549
Bậc 2: Cho kWh từ 51 – 100 1.600
Bậc 3: Cho kWh từ 101 -200 1.858
Bậc 4: Cho kWh từ 201 -300 2.340
Bậc 5: Cho kWh từ 301 -400 2.615
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 2.701

Điện 3 pha

Cấp điện áp từ 110 kV trở lên
a) Giờ bình thường 1.434
b) Giờ thấp điểm 884
c) Giờ cao điểm 2.570
Cấp điện áp từ 22 kV đến dưới 110 kV
a) Giờ bình thường 1.452
b) Giờ thấp điểm 918
c) Giờ cao điểm 2.673
Cấp điện áp từ 6 kV đến dưới 22 kV
a) Giờ bình thường 1.503
b) Giờ thấp điểm 953
c) Giờ cao điểm 2.759
Cấp điện áp dưới 6 kV
a) Giờ bình thường 1.572
b) Giờ thấp điểm 1.004
c) Giờ cao điểm 2.862

Từ bảng giá này các bạn có thể dễ dàng áp dụng cách tính tiền điện theo kw  trên đây để tính được số điện tiêu thụ trong 1 tháng của gia đình mình.

3. Hướng dẫn cách tính tiền điện theo công suất

Trước khi đi vào tìm hiểu cách tính tiền điện theo công suất thì ta phải hiểu công suất là gì?

Công suất là gì? Cách tính tiền điện theo công suất ra sao? Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn tính tiền điện theo công suất mà mỗi tháng gia đình bạn phải chi trả nhé.

Khái niệm về công suất được hiểu đơn giản là thông số hiển thị cho người sử dụng biết được chính xác lượng điện năng tiêu thụ của thiết bị là bao nhiêu hay là sẽ tiêu tốn bao nhiêu số điện trong thời gian 1 tháng để từ đó tính toán số tiền điện cần phải chi trả.

Ta có bài toán tính tiền điện theo công suất như sau:

A= P.t

Trong đó;

  • A: Lượng điện tiêu thụ trong thời gian t
  • P: công suất ( đơn vị KW) hoặc công suất (Jun/giây(J/s))
  • t: thời gian sử dụng ( đơn vị giờ)
  • Đơn vị Oát (W)

Cách quy đổi sang W:

1KW = 1000W

1MW = 1.000.000W

Công suất tiêu thụ điện năng là thông số mà từ đó hiển thị cho người sử dụng biết được lượng điện năng tiêu thụ của thiết bị là bao nhiêu hoặc có thể hiểu đơn giản là sẽ tốn bao nhiêu số điện trong 1 tháng để có thể làm bài toán tính tiền điện cần chi trả.

Việc tính công suất tiêu thụ điện trong nhà dựa vào các thông số kỹ thuật được khi trên máy. Điều này sẽ giúp người tiêu dùng lựa chọn được các loại thiết bị phù hợp với kinh tế và nhu cầu sử dụng cũng như giúp cho việc tính toán lượng điện mỗi gia đình sẽ sử dụng hàng tháng một cách dễ dàng hơn.

Xem thêm: Tài liệu kỹ thuật lắp đặt điện dân dụng

4.  Cách tính tiền điện sinh hoạt theo quy định mới

Như vậy, Công Hùng Solar đã hướng dẫn bạn cách tính tiền điện mà gia đình bạn sẽ phải chi trả hàng tháng. Các bạn có thể tránh sự nhầm lẫn sai số khi có hóa đơn tiền điện đưa đến.

Rate this post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *